Thursday, December 26, 2013

"Nhiều giáo sư ở Việt Nam chỉ có giá trị trong thư viện"

>> Phải chăng xã hội đang tụt lùi?
>> Những hình ảnh 'lạ lùng nhất' về các chính trị gia trong năm 2013
>> Video: Cận cảnh vụ rút ruột đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây


Khánh Ngọc

Trước trào lưu học hàm học vị hiện nay, bác sĩ Lê Thị Kim Dung thẳng thắn nhìn nhận: Việt Nam có quá nhiều giáo sư nhưng công trình của họ đi vào thực tế quá ít ỏi mà chỉ có giá trị trong thư viện.

Với hơn 30 năm kinh nghiệm làm bác sĩ sản khoa, cái tên bác sĩ Lê Thị Kim Dung trở nên gần gũi với biết bao phụ nữ ở thủ đô Hà Nội. Bà nổi tiếng với các kinh nghiệm sản phụ khoa mà không phải nhiều bác sĩ có được. Nói đến bà người ta thấy bà không chỉ là một chuyên gia của sản phụ khoa mà những rắc rối tình dục bà đều giải thích được. Nhưng rất lạ, tốt nghiệp từ năm 1977 nhưng đến nay bà vẫn không có thêm một học vị nào khác ngoài tấm bằng tốt nghiệp sản khoa của Đại học Y Hà Nội.

Hàng ngày, người nữ bác sĩ vẫn lóc cóc đạp chiếc xe đạp từ nhà mình đến phòng khám của bà tại trung tâm y tế lao động Nông nghiệp số 178 Thái Hà, Hà Nội. Chiếc túi bà mang theo là chiếc Ipad và một bao thuốc lá. Ở bà toát lên vẻ gần gũi đến lạ thường.

Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Dung kể từ ngày bà ra trường bà vẫn gắn bó với hai chữ bác sĩ. Nhiều người cũng hỏi bà tại sao không học cao hơn nữa, không thi lấy bằng thạc sĩ rồi bảo vệ luận án tiến sĩ, biết đâu giờ này bà cũng ẵm học hàm, học vị giáo sư, phó giáo sư ấy chứ. Những lúc đó bà Dung chỉ cười người ta cần bằng cấp để tăng lương thôi. 

Là một bác sĩ sản khoa và đã từng có thời gian sống và làm việc ở Châu Âu rất nhiều nên bác sĩ Kim Dung khá thoải mái về tình dục. Chính vì thế bà có nhiều công trình nghiên cứu tình dục cho riêng mình. Nhờ điều ấy mà đến nay bà trở thành bác sĩ VIP với nhiều chị em phụ nữ. Họ tìm đến bà không phải để chữa viêm nhiễm thông thường mà họ tìm đến bà để có thể tâm sự, chia sẻ về những câu chuyện chăn gối không như ý muốn.

Khi nói đến vấn đề bằng cấp, bác sĩ Dung phải thừa nhận rằng "ở Việt Nam đang loạn bằng cấp quá, học hàm, học vị đang đè lên vai nhiều người trẻ. Có những người cần phải có bằng cấp để được tăng lương, được xét duyệt nhiều thứ khác. Còn với tôi thì chẳng nghĩ đến học hàm, học vị để tăng lương cho mình làm gì".

Theo tính toán của bà Dung trong ngành y nói chung và trong các ngành khoa học khác nói riêng hiện nay ở Việt Nam đang thừa nhiều chức danh như tiến sĩ, giáo sư. "Một thực tế, giáo sư, tiến sĩ ở Việt Nam nhiều vô kể nhưng công trình của họ chỉ là dựa trên sách vở, thư viện rồi công trình đó lại bị xếp ở lại thư viện cho thế hệ khác đọc xem mà không đưa vào được thực tế như thế nào. 

Đối với ngành y cũng thế, rất nhiều giáo sư, tiến sĩ với hàng nghìn công trình nghiên cứu khác nhau nhưng không phải công trình nào cũng được áp dụng thực tế mà các bác sĩ ở Việt Nam đang phải đi đọc lại các công trình của các giáo sư ở nước ngoài".

Bà Dung thừa nhận rằng chúng ta quá coi trọng lý thuyết mà quên đi thực tế. Dù không có một buổi bảo vệ luận án tiến sĩ cho công trình nghiên cứu của riêng mình nhưng bà Dung đến nay cũng đã có cả chục các công trình do bà tự tìm hiểu trên lâm sàng thực tế và bà viết nên cho mình để đưa vào việc khám chữa bệnh của mình chứ bà không cần đưa lên nhờ hội đồng đánh giá ra sao. Hiện nay phương pháp điều trị lãnh cảm tình dục bằng việc gây tê của bà khá thành công.

Nhìn lại chặng đường hơn 30 năm, bác sĩ Dung nhận định "tôi chỉ đọc sách tiếng Anh và tự tìm tòi chứ không dựa vào bất kỳ một công trình của bác sĩ trong nước nào. Đa số chức danh giáo sư, tiến sĩ ở Việt Nam chỉ có giá trị trên thư viện".

Nguồn: Infonet

Xem thêm:
- Nelson Mandela
- Nelson Mandela sẽ vĩ đại hơn nếu...!
- Cái “đại cục” nó to bằng nào

No comments:

Post a Comment